Hiệp Gậy - Ý nghĩa lá bài Knight of Wands của Tarot Kiều

"Ngư ông kéo lưới vớt người

Ngẫm lời Tam Hợp rõ mười chẳng ngoa!"

LÀ AI?

Ngư Phủ - Là 2 Ngư ông được sư Giác Duyên thuê 1 năm bằng tiền tạ ơn của Thúy Kiều để cứu chính Thúy Kiều từ sông Tiền Đường. Ông là người có chuyên môn cao, ra tay đúng lúc, đúng người và vô cùng thấu hiểu địa bàn làm việc của mình. 

TỪ KHÓA 

Năng động, Cá tính mạnh, Năng lượng, Dũng cảm, Nồng nhiệt, Tự tin.

XU HƯỚNG 

Hiệp gậy cho ta cảm giác vị nể vì hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn, cũng như khả năng làm việc rất tốt. Tuy vậy, cá tính của hiệp gậy khá mạnh, cần phải khéo ứng xử, trước phải dịu dàng, sau là rõ ràng và nghiêm túc. Nếu hiệp gậy không cảm thấy mình được đảm bảo những thành tố để hoàn thành công việc, họ có thể tạo ra một cơn bão thông tin yêu cầu, đến khi nào họ có được thì thôi.

Điều ngẫu nhiên thú vị rằng: 4 lá Cung đình của bộ Gậy chính là 4 nhân tố quan trọng để thực hiện được kế hoạch cứu Kiều một cách mỹ mãn, nó được thể hiện qua:

Bồi Gậy đại diện cho Ý tưởng, Tâm của Thúy Kiều. Có câu nói: "Bạn không thể cứu một người khi người ấy không muốn được cứu". Thì Tâm của Kiều chính là ước muốn được cứu, được thoát ra khỏi kiếp đoạn trường của nàng. Có lẽ ban đầu việc nương nhờ cửa Phật của Kiều chỉ là một phần trong kế hoạch của nàng để thoát ra khỏi nhà Hoạn Thư. Nhưng nó lại trở thành yếu tố quan trọng và quyết định để nàng có thể được Sư Giác Duyên cho ở lại lâu dài như thế. Và Tâm của nàng Kiều cũng là một yếu tố để Sư Giác Duyên muốn dành tâm sức để tìm mọi cách cứu nàng. 

Hiệp Gậy đại diện cho Kỹ năng, Người thực thi kế hoạch của Ngư ông. Đầu tiên, để có sự tham gia của Ngư Ông phải kể đến là Tâm của Kiều một lần nữa. Nếu như ngày được vinh quang từ Từ Hải, Kiều không nhớ ơn mà đền bồi rất rất nhiều tiền cho Sư Giác Duyên. Thì Sư Giác Duyên cũng không có nguồn lực để thuê 2 Ngư phủ tròn một năm chỉ để chờ đợi khoảnh khắc cứu Kiều. Tại sao phải thuê 2 Ngư phủ mà không phải là người khác? Bởi vì con sóng Tiền Đường nổi tiếng là sóng dữ, nếu không phải là một ngư dân thiện nghệ đã thuộc nằm lòng từng chu kỳ của sông Tiền Đường, thì rất dễ bị thủy thần nuốt chửng. "Sóng triều sông Tiền Đường" là được mệnh danh là "Thủy quái hung tợn" là một địa danh có thật ở Trung Quốc, bạn nào tò mò có thể tìm kiếm trên Google để đọc thêm.

Hậu Gậy đại diện cho sự Hành động của Sư Giác Duyên. Đầu tiên, với bất kỳ một dự án, một kế hoạch nào muốn thực hiện được cũng cần có con người. Dự án càng lớn, kế hoạch càng khó thì càng cần nhiều người giỏi, có tâm. Thì việc "cứu Kiều thoát khỏi kiếp đoạn trường" là một việc xoay chuyển, đột phá một kiếp người, là việc cực kỳ cực kỳ khó. Nếu chỉ có một mình Kiều, thì chắc xác nàng đã trôi theo dòng Tiền Đường rồi. Và sự tham gia vào dự án này của Sư Giác Duyên là một thành tố vô cùng quan trọng để kế hoạch này thực hiện được. Giống như việc nếu bạn chỉ có Ý tưởng mà không Hành động thì mãi mãi việc đó cũng chỉ là Ý tưởng, và cũng đã có rất nhiều người ôm những Ý tưởng của mình về cuối đời xuống lòng đất.

Vua Gậy đại diện cho Tầm nhìn, Kế hoạch, Sự tư vấn từ người có chuyên môn là Đạo Sư Tam Hợp. Khi bạn đã có Ý tưởng, bạn thực sự Hành động, nhưng nếu bạn không được chỉ dẫn từ những người có Tầm nhìn, có Chuyên môn, thì khả năng thất bại của bạn sẽ rất cao. Bởi vì bạn làm gì có kinh nghiệm, tương tự như khi học bơi hay học lái xe đạp, những lần đầu tiên thì khả năng cao bạn bị uống nước hay té xe là chuyện bình thường. Thì với một dự án lớn, bạn chưa từng làm bao giờ, nếu không có người đi trước tư vấn, khả năng cao bạn thất bại thảm hại là gần như 99,99%. Gặp được người tư vấn đúng cho mình, là bạn đã tiết kiệm được gần 70% thời gian nghiên cứu và thử sai rồi điều chỉnh dự án. Đạo Sư không trực tiếp gặp Kiều, cũng không trực tiếp là người cứu Kiều, nhưng nếu không có sự chỉ dẫn của Tam Hợp, thì Sư Giác Duyên có muốn cứu Kiều cũng không biết đi đường nào để cứu.

Tổng kết: có Ý Tưởng từ Bồi Gậy, có Nguồn lực từ Hiệp Gậy, có Thực thi chặt chẽ từ Hậu Gậy, có Tầm nhìn rõ ràng từ Vua Gậy là 4 yếu tố cần thiết cho một dự án thành công.

TỔNG QUAN

Bộ cung đình có nhiều chỗ khác biệt so với bộ Tiểu cẩm nang, đó là những lá bài này tập trung nói về các nhân vật, hình mẫu đại diện cho nhân vật, trong khi đó, các lá tiểu cẩm nang thường đi sâu vào những tình huống, sự kiện, bối cảnh câu chuyện. 

Có thể hiểu một cách hết sức đại thể như thế này, các lá bài là những tình huống, luật chơi đặt ra, còn những lá Cung Đình là những người chơi. Và đã người chơi thì muôn hình vạn trạng, khó mà nói hết.

1 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa